Giai đoạn cao trào bán thường là phần kết của quá trình phân phối. Nó là đỉnh điểm của xu hướng tăng, đỉnh điểm của các nỗ lực đẩy giá cổ phiếu lên. Bài viết này mình sẽ trình bày cách hiểu về cao trào bán chứng khoán đứng ở góc độ nhà tạo lập thị trường. Đồng thời mình cũng sẽ diễn giải cách mà giai đoạn này diễn ra cũng như chiến lược hành động hợp lý. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết nhé.
Cao trào bán là gì?.
Trong nhiều nguồn thông tin, hầu hết những người chia sẻ về chủ đề này đều viết từ góc độ nhà đầu tư cá nhân mua bán trên thị trường. Tuy nhiên series bài viết này mình sẽ nói dưới góc nhìn của market makers, bigboys,… Họ là những chuyên gia giao dịch trên thị trường, sức ảnh hưởng của họ lên xu hướng của thị trường chắc chắn sẽ đáng quan tâm hơn.
Về khía cạnh ai đang làm gì trong hai giai đoạn này, thì trong giai đoạn tích lũy, đám đông đang bán và các nhà tạo lập đang mua. Ngược lại, trong giai đoạn phân phối, đám đông đang mua và các nhà tạo lập đang bán.
Là một phần trong quá trình phân phối, cao trào bán là lúc các nhà tạo lập đang bán cổ phiếu. Không chỉ là đang bán mà còn là phần cao trào bán, là những đợt xả hàng cuối cùng để dọn dẹp danh mục.
Cao trào bán là phần sôi động nhất của quá trình phân phối. Khi giai đoạn này kết thúc là lúc danh mục của nhà tạo lập trống trơn và đám đông thì full hàng. Ở giai đoạn này, giá cổ phiếu sẽ được đẩy lên mạnh mẽ, thu hút phần đông nhà đầu tư cá nhân đang bồn chồn. Đám đông đang nóng ruột chờ đợi thời điểm thích hợp để nhảy vào, cuối cùng không thể đợi lâu thêm nữa vì sợ bỏ lỡ một cơ hội kiếm lợi nhuận nhanh chóng.
Đặc trưng của vùng cao trào bán cổ phiếu là nó có thể lặp lại vài lần với khối lượng giao dịch lớn hoặc rất lớn. Giá cổ phiếu sau khi tăng sẽ đuối dần và đóng cửa gần hoặc bằng mức mở cửa.
Diễn biến của giai đoạn cao trào bán.
Hãy xem một dạng mô hình mẫu cao trào bán điển hình như hình dưới. Giá cổ phiếu được đẩy lên đến giai đoạn cuối của quá trình phân phối. Đây có thể được ví von là một màn bắn pháo hoa đánh dấu sự kết thúc của bữa tiệc này.

Hình vẽ bên trên chỉ đơn giản là một sơ đồ đơn giản về diễn biến giá và khối lượng giao dịch trong cao trào bán. Các nhà tạo lập đã đưa thị trường đến mức giá mục tiêu của họ. Tại đó, họ đang bán lượng cổ phiếu cuối cùng trong danh mục với giá cao cho đám đông hồ hởi tin rằng thị trường sắp bay lên mặt trăng.
Các nhà tạo lập luôn có đủ cổ phiếu để bán cho người cần mua, qua đó đẩy giá xuống thấp hơn. Sau đó họ lại phải kéo ngược lại để thu hút thêm nhu cầu mua vào, cứ thế cho đến khi họ bán hết hàng trong danh mục. Do tính chất chu kỳ thanh toán T+1.5 nên lượng hàng xoay vòng cần thời gian để đẩy đi. Vì thế cao trào bán là một giai đoạn.
Ở giai đoạn này, hành động thị trường trở nên dễ biến động hơn khi giá tăng và đóng cửa tại mức gần mở cửa. Lực mua tràn vào thị trường ngày càng nhiều vì sợ rằng sẽ bỏ lỡ chặng tiếp theo trong xu hướng tăng giá hiện tại. Nhưng rất tiếc, đợt sóng tiếp theo lại theo hướng ngược lại.
Cuối cùng, hàng trong kho đã được dọn sạch sẽ, thị trường bán tháo, giảm thê thảm và thoát ra khỏi giai đoạn phân phối.
Chúng ta có thể tìm ra manh mối cho những hành động này không?.
Câu trả lời là có, chúng ta sẽ thấy khối lượng lớn kết hợp với một thanh nến có râu trên dài cùng với thân hẹp. Đây cũng được xem là một trong những sự kết hợp mạnh mẽ nhất giữa hành động giá và khối lượng.
Các nhà tạo lập thị trường đang tạo ra một nỗ lực cuối cùng để bán hết hàng trong kho của họ và thường đẩy giá cao hơn vào đầu phiên. Đám đông hưng phấn tràn vào, đưa thị trường lên cao hơn vì sợ bỏ lỡ, với khối lượng cao hoặc cực cao. Sau đó tạo lập hạ giá thị trường bằng cách bán ra chốt lời, khiến các nhà giao dịch bị kẹp hàng.
Một số nhà đầu tư thông thạo PTKT sẽ thấy thị trường đang mua quá nhiều ở vùng giá này. Thị trường đang ở trạng thái quá mua.
Hành động giá kết hợp với volume kiểu như thế này được lặp lại nhiều lần trong giai đoạn cao trào bán. Bằng những nhịp lên xuống để thu hút cầu, các nhà tạo lập luôn đáp ứng hết các nhu cầu mua của đám đông. Mỗi nhịp nhỏ như vậy giá được đẩy lên cao hơn, trước khi giảm trở lại, đóng cửa gần với mức giá mở cửa do “tay to” bán ra chốt lời.
Nếu bạn quan sát trên biểu đồ thì không cần quan tâm nhiều đến màu sắc của thân nến. Quan trọng là chiều dài của râu nến, sự lặp đi lặp lại của hành động giá này và khối lượng giao dịch cao tương ứng.
Chiến lược hành động trong giai đoạn cao trào bán chứng khoán?.
Nếu xuất hiện tín hiệu của giai đoạn cao trào bán chứng khoán như trên, bạn có thể biết rằng thị trường đã sẵn sàng điều chỉnh. Và khi các danh mục cổ phiếu của tạo lập đều trống, phản ứng giá sẽ diễn ra nhanh chóng. Những người giao dịch nội bộ hiện tại đã đưa giá đến đỉnh của cầu trượt xoáy, bất cứ khi nào cũng có thể trượt xuống trở về mặt đất để bắt đầu một vòng tích lũy mới.
Sẽ có các trường hợp tùy vào vị thế bạn đang nắm giữ.
- Nếu bạn đang cầm tiền thì bạn chỉ cần sẵn sàng và chờ đợi giá tốt để mua khi thị trường quay trở lại giai đoạn tích lũy.
- Nếu bạn đang cầm hàng và dù đang lời hay lỗ thì cũng nên canh bán dứt khoát. Lãi thì có thể tối ưu lợi nhuận, lỗ thì có thể giữ lại sức mua để sửa lỗi ngay sau đó không xa.
Trên đây là toàn bộ bài viết mình trình bày về giai đoạn cao trào bán. Nếu bạn có câu hỏi cần giải đáp thì có thể liên hệ trực tiếp hoặc để lại lời nhắn cho mình qua google form tại đây nhé.
Có thể bạn muốn đọc: