Đặt vấn đề: tại sao cần phải có giai đoạn test cung?
Sau giai đoạn tích lũy mà đỉnh điểm là cao trào mua, nhà tạo lập đã lấp đầy danh mục cổ phiếu và bước vào chiến dịch đẩy giá lên. Bước tiếp theo là chiến dịch tăng giá cổ phiếu. Tuy nhiên, một trong những vấn đề lớn nhất mà họ phải đối mặt là họ không thể nắm chắc rằng lực cung đã được hấp thụ hết hay chưa.
Khả năng xấu nhất có thể xảy ra là khi họ bắt đầu ra sức đẩy giá lên cao hơn và vấp phải làn sóng bán ngược đối ứng khiến thị trường giảm giá. Như vậy họ lại phải vất vả thực hiện lại quy trình từ đầu để đẩy phe bán ra khỏi thị trường.
Giai đoạn test cung (kiểm định cung) chính là bước cần thiết để nhà tạo lập có thể chắc chắn hơn trong chiến dịch của mình.
Cách mà giai đoạn test cung diễn ra…
Tất cả những việc cần làm của nhà tạo lập không khác gì khi bạn là người tung ra một chiến dịch tiếp thị để bán một kho chứa đầy sản phẩm. Các mặt hàng không chỉ phải được định giá chính xác mà còn phải đảm bảo thị trường dễ tiếp nhận, chuẩn bị sẵn sàng mua vào với tâm lý sợ bỏ lỡ..
Theo đó, một chiến dịch tiếp thị kiểm định nhỏ được thực hiện để xác nhận xem người bán có đang bán đúng sản phẩm không?, giá và thông điệp tiếp thị có phù hợp không?.
Trong lĩnh vực chứng khoán cũng tương tự, các nhà tạo lập cũng cần kiểm định. Khi họ đã hoàn thành giai đoạn tích lũy, họ chuẩn bị đẩy giá lên cao hơn để bắt đầu quá trình bán trong giai đoạn phân phối sau này. Họ bắt đầu đi vào thực hiện giai đoạn kiểm đinh cung để kiểm tra tính khả dụng của chiến dịch tăng giá kế tiếp.
Ở giai đoạn này, họ thường quay trở lại vùng giá gần đây bị bán tháo rất mạnh, nhằm đánh giá phản ứng của thị trường và kiểm tra xem tất cả lượng bán đã được hấp thụ hết trong giai đoạn tích lũy chưa.
Trường hợp 1: Test cung và gặp phải lực bán lớn.
Ngay tại giai đoạn kiểm định, các nhà tạo lập kéo thị trường về khu vực giá bị bán rất mạnh trước đó, và điều tồi tệ nhất có thể xảy ra là áp lực bán tái xuất hiện, buộc chiến dịch phải dừng lại.

Khi bắt đầu di chuyển thị trường ra khỏi vùng tích lũy và thực hiện bước đầu tiên của kiểm định bằng cách kéo giá giảm ngược trở lại. Thật không may điều này đã dẫn đến việc phe bán quay trở lại với khối lượng lớn và buộc giá xuống thấp hơn. Trong trường hợp này, hành động kiểm định cung không thành công.
Rõ ràng trong chiến dịch này, lực bán từ vùng tích lũy vẫn chưa được hấp thụ hết, vì vậy bất kỳ nỗ lực tăng giá nào sau đó đều có thể gặp khó khăn, thậm chí là thất bại.
Thị trường vẫn chưa sẵn sàng để tăng thêm, và do đó những nhà tạo lập thị trường có nhiều việc để làm trước khi chiến dịch bắt đầu lại. Điều này không khác gì một lần thử nghiệm thất bại trong một chiến dịch quảng cáo. Điều đó đồng nghĩa với việc sẽ có nhiều hơn 1 lần thử nghiệm như vậy.
Một sự kiện kiểm định thất bại đem lại một thông điệp duy nhất, đó là những nhà tạo lập sẽ phải kéo thị trường xuống một lần nữa, và nhanh chóng loại bỏ những phe bán còn lại này.
Trường hợp 2: Test cung thành công với khối lượng thấp.
Trong trường hợp này, thị trường được điều chỉnh giảm trở lại, có thể là sau một tin xấu nào đó, để kiểm tra xem liệu sự kiện này có loại bỏ những phe bán nào còn lại hay không. Nếu khối lượng giao dịch ở mức thấp, nghĩa là còn lại rất ít phe bán và hầu như tất cả lượng bán đã được hấp thụ trong giai đoạn tích lũy của chiến dịch.
Nếu phe bán vẫn còn tồn tại với số lượng nào đó, thì cây nến sẽ đóng cửa thấp hơn và khối lượng tương ứng sẽ cao hơn trung bình. Nếu các nhà tạo lập sử dụng tin tốt để đẩy giá tăng trở lại mức mở cửa với khối lượng thấp, sau đó giá tiếp tục lên cao hơn, thì đó cũng là tín hiệu tích cực.
Những cuộc kiểm định cung có volume thấp này xảy ra ở mọi khung thời gian. Nó là một cách đơn giản để những nhà tạo lập đo lường lượng cung trên thị trường.

Trong trường hợp này, kiểm định đã thành công và xác nhận rằng mọi áp lực bán đã được loại bỏ. Hình dạng chính xác và màu sắc của cây nến không quan trọng, chỉ cần thân nến phải hẹp, với bóng nến bên dưới phải sâu.
Từ kết quả tích cực trên, những nhà tạo lập thị trường có thể đẩy thị trường lên mức giá phân phối mục tiêu với niềm tin rằng tất cả lượng bán cũ hiện đã được hấp thụ hết.
Nên làm gì ở giai đoạn kiểm định cung?
Với một động thái test cung thất bại, chúng ta có thể thấy những nhà tạo lập sẽ phải đưa thị trường trở lại khu vực giá đi ngang một lần nữa. Họ quay lại xử lý áp lực bán này trước khi đưa thị trường bứt phá trở lại, với một động thái kiểm định tiếp theo. Chỉ cần kiểm định tiếp theo cho kết quả khối lượng thấp, mọi áp lực bán mới chính thức được xác nhận là đã bị loại bỏ.
Kiểm định cung hoặc cầu là một trong những công cụ quan trọng mà những người tạo lập thị trường sử dụng. Bạn có thể thấy nó là một khái niệm đơn giản, dựa trên logic đơn giản. Và một khi hiểu khái niệm tích lũy và cấu trúc trên đồ thị, chúng ta sẽ bắt đầu nhận thấy hành động kiểm định xảy ra ở mọi khung thời gian.
Đó là một trong những tín hiệu mạnh mẽ nhất xác nhận một đợt tăng giá từ những thế lực tạo lập thị trường. Nếu bạn là nhà đầu tư nhỏ lẻ và có chiến lược giao dịch thận trọng. Test cung là một giai đoạn thích hợp nhất để bạn có thể quan sát và mua cổ phiếu.
Trên đây là toàn bộ bài viết của mình về Giai đoạn test cung – Nhịp đầu tư chứng khoán (P3). Nếu bạn có thắc mắc cần giải đáp thì có thể liên hệ trực tiếp hoặc để lại lời nhắn cho mình qua google form tại đây nhé.
Có thể bạn muốn đọc: