FVTPL, HTM và AFS là các loại tài sản thường xuất hiện trong báo cáo tài chính của các công ty niêm yết, đặc biệt là lĩnh vực dịch vụ tài chính. Các khoản mục này là cơ sở quan trọng để đánh giá chất lượng tài sản của các công ty này khi phân tích đầu tư. Vậy FVTPL là gì?, HTM là gì? và AFS là gì?, so sánh và ứng dụng thực tế của các khoản mục này như thế nào? Mời các bạn tham khảo bài viết nhé.
FVTPL là gì?

FVTPL là viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Fair Value Through Profit or Loss – tức Giá trị công bằng thông qua lãi hoặc lỗ hoặc Các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi lỗ. Hiểu đơn giản, FVTPL là danh mục đầu tư của một công ty, khoản lời hoặc lỗ của danh mục đầu tư được ghi nhận tại thời điểm kế toán mà không cần phải bán chứng khoán trong danh mục đi.
AFS là gì?

AFS là viết tắt của cụm từ Available For Sale, tạm dịch: Tài sản tài chính sẵn sàng để bán. AFS cũng giống như FVTPL, là danh mục các loại tài sản đầu tư được ghi nhận trên báo cáo tài chính.
Điểm khác biệt là nếu nó đã được ghi nhận trên BCTC thì tức là nó đã được bán trước thời điểm ghi nhận kỳ kế toán.
Nếu AFS chưa được thực hiện trước thời điểm lập Báo cáo tài chính thì sẽ xảy ra 2 trường hợp như sau:
- Trường hợp AFS đang bị lỗ: khoản mục này cũng sẽ không xuất hiện trên Báo cáo KQKD. Phần lỗ chưa thực hiện sẽ đi vào bảng có tên là “báo cáo thu nhập toàn diện khác” và được ghi nhận vào khoản mục “Đánh giá lại tài sản” trong khoản mục cha “Vốn chủ sở hữu” trong bảng CĐKT.
- Trường hợp AFS đang có lãi: khoản mục này cũng không xuất hiện trên Báo cáo KQKD nhưng những khoản mục nêu trên sẽ không xuất hiện.
HTM là gì?
HTM là viết tắt của cụm từ Held To Maturity. HTM được hiểu là các khoản đầu tư tài chính nắm giữ đến ngày đáo hạn, chủ yếu là tiền gửi ngân hàng.
Khi mình đọc Báo cáo tài chính thường xem HTM là tiền, vì nó có thanh khoản và mức độ rủi ro thấp gần như tương đương với tiền mặt.
Ứng dụng.
Trong cơ cấu tài sản và lợi nhuận của các công ty thuộc nhóm dịch vụ tài chính, chủ yếu là các công ty chứng khoán, thì FVTPL, HTM và AFS chiếm tỷ trọng đáng kể.
Các công ty chứng khoán lớn có ưu thế về thương hiệu và thị phần sẽ hút khách hơn, qua đó có thu nhập từ phí môi giới và cho vay margin. Tuy nhiên, với các công ty chứng khoán nhỏ, việc hút khách khá là khó khăn nên thu nhập từ nghiệp vụ môi giới và cho vay ký quỹ không đáng kể.
Tuy nhiên, nghiệp vụ tự doanh lại có khả năng mang lại lợi nhuận đột biến cho các công ty chứng khoán. Đây cũng là lựa chọn khả dĩ nhất cho các công ty chứng khoán nhóm sau. Cũng bởi vì khả năng tạo lợi nhuận đột biến mà thị giá các cổ phiếu công ty chứng khoán này cũng biến động rất mạnh.
Sau đây là một vài quan điểm của mình về các loại tài sản này khi khi đánh giá một cổ phiếu:
Thể hiện chất lượng tài sản của doanh nghiệp.
Để đánh giá chất lượng tài sản của một doanh nghiệp thông qua FVTPL, HTM và APS, chúng ta phải xem xét tỷ trọng của chúng so với tổng tài sản.
HTM thường là các khoản tiền gửi ngân hàng, nên khi HTM chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của công ty thì đương nhiên là ít rủi ro. Trong những giai đoạn lãi suất tăng cao, những cổ phiếu dạng này sẽ được hưởng lợi và có sự an toàn nhất định khi mở vị thế mua.
Ngược lại khi thị trường đang tốt lên, cơ hội mở rộng kinh doanh nhiều mà chủ doanh nghiệp lại để tỷ trọng tiền nhiều thì chúng ta lại phải xem xét lại chiến lược kinh doanh của công ty đó.

Danh mục FVTPL bao gồm cả cổ phiếu và trái phiếu ở dạng niêm yết hoặc cả chưa niêm yết. Theo quy định thì chỉ có báo cáo tài chính bán niên soát xét và báo cáo tài chính năm kiểm toán mới thuyết minh cụ thể danh mục này. Nhưng cũng chưa có quy định rõ ràng là phải ghi như thế nào.
Mình ví dụ hiện nay các công ty chứng khoán làm về mảng trái phiếu rất nhiều, tỷ trọng phần này trong tổng tài sản rất lớn nhưng lại không hề ghi rõ là trái phiếu của công ty nào hay các chi tiết quan trọng khác. Trong khi danh mục cổ phiếu niêm yết nhiều khi cũng ghi kiểu tùy hứng, có những cổ phiếu chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong danh mục nhưng vẫn ghi vào.
Còn AFS thì như mình đã nói ở trên, nó vướng một số vấn đề liên quan đến kê khai trong BCTC. Vì vậy nếu tỷ trọng loại tài sản này quá lớn, chúng ta cũng phải thận trọng xem xét.
Dự báo lợi nhuận.
Với những công ty có danh mục FVTPL chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản, thì việc dự báo kết quả kinh doanh có thể dựa trên các khoản mục được thuyết minh. Nếu là danh mục cổ phiếu các công ty niêm yết thì hoàn toàn có thể dựa vào giá vốn tại thời điểm lập BCTC so với giá hiện tại để ước tính lợi nhuận. Đương nhiên chúng ta chỉ có thể ước tính tương đối và dựa vào nguyên tắc trọng yếu. Các yếu tố liên quan đến thị trường và định giá cũng cần được xem xét để có cái nhìn toàn cảnh hơn.
Trên đây là toàn bộ bài viết của mình về FVTPL, HTM và AFS. Nếu bạn có vấn đề gì cần hỗ trợ giải đáp thì có thể liên hệ trực tiếp hoặc để lại lời nhắn qua google form tại đây nhé.
Có thể bạn muốn đọc thêm: