• Bỏ qua primary navigation
  • Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar

Thư Viện Chứng Khoán

Đồng hành cùng bạn trên thị trường chứng khoán

  • Giới thiệu
  • Kiến thức chứng khoán
    • Khái niệm cơ bản
    • Các loại chỉ số
    • Giao dịch và thanh toán
    • Các loại thuế và phí
    • Cổ tức
    • Chứng khoán phái sinh
    • Chứng quyền
    • Trái phiếu
    • Khóa học chứng khoán
    • Cách mở tài khoản
  • Phân tích chứng khoán
    • Phân tích cơ bản
    • Phân tích kỹ thuật
    • Kinh tế vĩ mô
    • Tra cứu thuật ngữ
      • Ngân hàng
      • Bảo hiểm
      • Logistics
    • Kinh nghiệm đầu tư
  • Mở tài khoản
Thư Viện Chứng Khoán > Blog > Phân tích chứng khoán > Phân tích cơ bản > Giá trị sổ sách của cổ phiếu.
Giá trị sổ sách của cổ phiếu.

Giá trị sổ sách của cổ phiếu.

18/05/2022 by Nguyễn Chiến |

Trong định giá cổ phiếu, có một khái niệm mà không nhiều người chú ý đến. Tuy nhiên nó lại phát huy tác dụng đáng kể khi thị giá của cổ phiếu bị điều chỉnh quá nhiều do tâm lý thị trường. Đó chính là giá trị sổ sách của cổ phiếu. Bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu giá trị sổ sách của cổ phiếu là gì? cách tính như thế nào? và ứng dụng nó trong định giá cổ phiếu ra sao?.

Khái niệm

Giá trị sổ sách của một cổ phiếu được hiểu là giá trị theo sổ sách kế toán của công ty và được phản ánh qua các báo cáo tài chính. Nó thể hiện tổng số tiền còn lại khi thanh lý toàn bộ tài sản công ty và trừ đi các khoản nợ phải trả.

Tên tiếng Anh: Book Value Per Share (BVPS).

Theo lý thuyết thì giá trị sổ sách của cổ phiếu thể hiện tổng giá trị tiền của việc thanh lý toàn bộ tài sản và sau khi trừ đi hết các khoản nợ phải trả của công ty. Nếu công ty phá sản, thì đó là số tiền còn lại mà cổ đông công ty có thể nhận được.

Việc sử dụng giá trị sổ sách của cổ phiếu để làm chỉ tiêu định giá sẽ chính xác hơn khi công ty đó có lượng tiền mặt chiếm đa số trong tổng tài sản hoặc tài sản có tính thanh khoản cao.

Công thức tính Book Value.

BVPS = (Vốn chủ sở hữu – Tài sản vô hình) / Số lượng cổ phiếu đang lưu hành.

hoặc công thức:

BVPS = (Tổng tài sản – Tài sản vô hình – Nợ phải trả) / Số lượng cổ phiếu đang lưu hành.

Trong đó:

  • Tài sản vô hình (Tài sản cố định vô hình) = Nguyên giá – Hao mòn lũy kế
  • Nợ phải trả = Nợ ngắn hạn + Nợ dài hạn.

Cách sử dụng giá trị sổ sách của cổ phiếu để định giá.

Giá trị sổ sách của phiếu (BV) được xem là giá trị đích thực của doanh nghiêp. Nó là yếu tố cấu thành nên hệ số P/B. Hệ số này được dùng để đánh giá thị giá hiện tại của cổ phiếu có đang ở vùng “rẻ” hay “đắt”.

PB = Thị giá của cổ phiếu / Book Value.

Nhìn công thức chúng ta cũng có thể thấy, hệ số P/B thể hiện mối tương quan giữa thị giá hiện tại và giá theo giá trị sổ sách của cổ phiếu.

Hệ số P/B càng thấp có nghĩa là thị giá của cổ phiếu đó đang được thị trường đánh giá thấp so với tiềm năng của doanh nghiệp. Chúng ta có được một dấu hiệu để có thể tìm ra được một cổ phiếu tốt. Tất nhiên P/B chỉ là một tiêu chí để chúng ta lựa chọn cổ phiếu. Nó cũng sẽ có nhược điểm nhất định, cụ thể:

  • Hệ số P/B thấp có thể đang phản ánh doanh nghiệp đang bế tắc trong việc sử dụng tài sản để sản xuất kinh doanh, tức hiệu quả sử dụng vốn không cao.
  • Nó không phản ánh được “Lợi thế thương mại” của doanh nghiệp. Đây là yếu tố quan trọng khi xét đến hiệu quả sản xuất kinh doanh nhưng lại là tài sản vô hình. Loại tài sản này sẽ không được tính vào tài sản ròng bởi tính thanh khoản của nó rất thấp.
  • Độ trễ về thời gian tiếp cận thông tin. Nhà đầu tư chỉ có thể biết được giá trị sổ sách của cổ phiếu đã thay đổi như thế nào sau khi doanh nghiệp công bố báo cáo tài chính.
  • Do quy tắc khấu hao là một chuẩn mực kế toán và có thể điều chỉnh, dẫn tới sự không đồng nhất và chính xác khi tính giá trị sổ sách của cổ phiếu.
  • Trong nhiều trường hợp doanh nghiệp dùng tài sản cố định để làm tài sản đảm bảo cho khoản vay nợ nào đó. Và P/B không phản ánh được điều này.

Hệ số P/B tỏ ra rất hữu ích khi định giá những cổ phiếu thuộc các ngành nghề liên quan đến tài chính như Ngân hàng, Chứng khoán, Bảo hiểm, . . . Bởi tài sản của các công ty trong nhóm này hầu hết là các giấy tờ có giá nên có tính thanh khoản cao.

Cùng xét một ví dụ về cổ phiếu HCM – Công ty chứng khoán TP Hồ Chí Minh – niêm yết trên HOSE.

minh hoa cach tinh gia tri so sach cua co phieu HCM
Minh họa cách tính giá trị sổ sách của cổ phiếu HCM

Chúng ta có thể thấy giá trị sổ sách của cổ phiếu HCM là 16,615 VNĐ/cp. Thời điểm tính khá sát, đó là hết quý 1/2022. Thời điểm tôi đang viết bài viết này là 18/5/2022. Tiếp theo chúng ta cùng xem xét diễn biến thị giá của HCM.

dien bien thi gia co phieu hcm

Từ tháng 4/2022 đến giữa tháng 5/2022 chứng kiến một đợt bán tháo mạnh mẽ của thị trường chứng khoán Việt Nam.

Xem trên hình chúng ta có thể thấy giá cổ phiếu HCM rơi về 19,800 đ/cp ngày 13/5/2022. Trước đó đỉnh của cổ phiếu này ở vùng khoảng 48,000đ/cp. Số liệu được tra cứu trên CafeF.vn

Nếu bạn theo dõi sát cổ phiếu này thì có thể biết được rằng thị giá của nó đã về khá sát với giá trị sổ sách, tức P/B xấp xỉ bằng 1.

Hai phiên tiếp theo khi thị trường bước vào nhịp hồi phục thì HCM đã là một trong những cổ phiếu mạnh với giá tăng kịch trần.

Đương nhiên nếu phân tích sâu về doanh nghiệp thì có thể biết rằng HCM có đội ngũ lãnh đạo có thiên hướng thận trọng. Việc kinh doanh sẽ tiến triển theo hướng khá là an toàn. Việc giá rơi phần nhiều do tâm lý thị trường, vô tình đã đưa thị giá của HCM về gần với giá trị sổ sách của cổ phiếu này. Bên cạnh đó các chỉ số định giá khác như P/E cũng đang ở mức tốt.

Qua các phân tích và ví dụ cụ thể trên, chúng ta có thể thấy rằng việc dùng giá trị sổ sách của cổ phiếu trong định giá sẽ rất hiệu quả nếu chúng ta hiểu rõ bản chất của vấn đề.

Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết. Nếu các bạn có vấn đề thắc mắc cần giải đáp có thể liên hệ tôi hoặc để lại lời nhắn bên dưới.


Thuộc chủ đề:Phân tích chứng khoán, Phân tích cơ bản

Sidebar chính

Liên hệ

Nguyễn Chiến

Nhiệt tình, chân thành.

Tư vấn và đào tạo chứng khoán .

Mobile/Zalo/Telegram: 0969 005 123

Email:thuvienchungkhoan.vn@gmail.com



Mở TKCK VPS online

Mở tài khoản chỗ mình để nhận được hỗ trợ tốt nhất.

Bài viết giới thiệu dịch vụ và hướng dẫn mở tài khoản

Link tự đăng ký mở tài khoản.

Hướng dẫn nộp tiền.



Nhóm chat chứng khoán

Cách thức tham gia:

  1. 1. Điền form đăng ký
  2. 2. Add zalo mình: 0969 005 123
  3. 3. Chat trực tuyến yêu cầu tham gia

Nội quy của group:

  • 1. Group của những người thích đầu tư lâu dài.
  • 2. Chỉ mời những người đã ĐK đầy đủ thông tin
  • 3. Mọi người hòa đồng, trao đổi vui vẻ


Group Facebook

CHỨNG KHOÁN CƠ SỞ

Bảng giá và Giao dịch

Cách xem bảng giá chứng khoán

Các loại lệnh chứng khoán

Thời gian giao dịch và các phiên khớp lệnh

Giá tham chiếu và cách tính

Giá trần giá sàn và biên độ dao động

Chu kỳ thanh toán T+2

Mở tài khoản

Hướng dẫn mở tài khoản đầy đủ, chi tiết.

Hệ thống các công ty chứng khoán ở Việt Nam.

Nên mở tài khoản ở đâu tốt nhất?

Các khái niệm quan trọng

Mệnh giá cổ phiếu, Cổ phiếu quỹ và Số lượng cổ phiếu đang lưu hành.

Thị trường chứng khoán sơ cấp và thứ cấp.

Cổ tức và cách tính cổ tức.

Ngày giao dịch không hưởng quyền.

Ngày đăng ký cuối cùng.

Phí giao dịch và thuế.

Chỉ số giá thị trường

VN-Index và HNX-Index.

VN30 và HNX30.

CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH

Chứng khoán phái sinh là gì và cách mở tài khoản.

CHỨNG QUYỀN CÓ BẢO ĐẢM

Chứng quyền có bảo đảm trong chứng khoán.

TRÁI PHIẾU

Trái phiếu là gì ? Đặc điểm và phân loại trái phiếu.



5 bước học chứng khoán - thư viện chứng khoán

Copyright © 2022 by Chien Nguyen