• Bỏ qua primary navigation
  • Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar

Thư Viện Chứng Khoán

Đồng hành cùng bạn trên thị trường chứng khoán

  • Giới thiệu
  • Kiến thức chứng khoán
    • Khái niệm cơ bản
    • Các loại chỉ số
    • Giao dịch và thanh toán
    • Các loại thuế và phí
    • Cổ tức
    • Chứng khoán phái sinh
    • Chứng quyền
    • Trái phiếu
    • Khóa học chứng khoán
    • Cách mở tài khoản
  • Phân tích chứng khoán
    • Phân tích cơ bản
    • Phân tích kỹ thuật
    • Kinh tế vĩ mô
    • Tra cứu thuật ngữ
      • Ngân hàng
      • Bảo hiểm
      • Logistics
    • Kinh nghiệm đầu tư
  • Tư vấn đầu tư
  • Liên hệ
Thư Viện Chứng Khoán > Blog > Phân tích chứng khoán > Phân tích kỹ thuật > Sóng Elliott và ứng dụng trong PTKT
Sóng Elliott và ứng dụng trong PTKT

Sóng Elliott và ứng dụng trong PTKT

21/12/2022 by Chien Nguyen |

Lý thuyết sóng elliott là một trong những mô hình phổ biến nhất của trường phái Phân tích kỹ thuật. Nó được áp dụng trong các chiến lược đầu tư chứng khoán, vàng, forex, bitcoin,… Mô hình sóng Elliott được sử dụng để xác định xu hướng cũng như chu kỳ của thị trường dựa trên các thái cực tâm lý của nhà đầu tư, độ cao thấp trong giá và các yếu tố khối lượng giao dịch.

Lý thuyết cơ bản.

Theo mô hình sóng Elliott, một chu kỳ hoàn chỉnh của thị trường khi bắt đầu tăng giá sẽ bao gồm 8 sóng và được chia làm 2 pha.

  • Pha đầu tiên dịch chuyển theo xu hướng chính (xu hướng đi lên), gồm 5 sóng động lực (impulse wave) được đánh số từ 1 đến 5. Trong đó songs1,3 và 5 là những sóng tăng và sóng 2, 4 là các sóng giảm.
  • Pha thứ hai là pha đi theo hướng ngược lại với xu hướng chính, bao gồm 3 sóng điều chỉnh (correction wave) được đánh số A, B và C. Trong đó sóng a và c là các sóng tăng và sóng b là sóng giảm.
mô hình sóng elliott - thuvienchungkhoan

Theo nguyên lý sóng Elliott, tùy theo chu kỳ thời gian mà sóng có nhiều cấp độ lớn nhỏ, trong sóng có sóng. Sóng Elliott có thể xác định bằng đồ thị phút đến sóng lớn theo chu kỳ hàng trăm năm.

Trong diễn biến thực tế, các sóng động lực và sóng điều chỉnh có thể có cấu trúc phức tạp. Những mẫu hình có thể nhắc đến như mô hình sóng Elliott mở rộng, mô hình sóng thẳng flag, mô hình sóng tam giác chéo, …. Để xác định xu hướng chính xác, nhà đầu tư cần phải nắm chắc các biến thể theo lý thuyết và yêu cầu có kinh nghiệm giao dịch nhất định.

Các quy tắc và chỉ dẫn xác định sóng Elliott.

Trong cuốn sách The Wave Principle, Ralph Nelson Elliott đã cung cấp ba quy tắc và ba chỉ dẫn để xác định sóng chuẩn xác, cụ thể:

Ba quy tắc:

  • Điểm điều chỉnh thấp nhất của Sóng 2 không được thấp hơn điểm bắt đầu của Sóng 1.
  • Sóng 3 không bao giờ được là sóng ngắn nhất.
  • Điểm bắt đầu của Sóng 4 không được thấp hơn điểm cao nhất của Sóng 1.

Ba chỉ dẫn:

  • Khi Sóng 3 là sóng dài nhất thì Sóng 5 Elliott sẽ có độ dài tương đương với Sóng 1.
  • Cấu tạo của Sóng 2 và Sóng 4 sẽ ngược nhau. Nếu Sóng 2 là sóng hiệu chỉnh có cấu trúc phức tạp & mạnh (sharp) thì Sóng 4 sẽ là sóng hiệu chỉnh với cấu trúc đơn giản & phẳng (fiat), và ngược lại.
  • Sau pha động lực với 5 sóng đẩy, các sóng hiệu chỉnh (A, B, C) thường sẽ kết thúc tại vùng đáy của Sóng 4.

Sóng 3 Elliott – sóng quan trọng nhất.

Trên thực tế, Sóng 3 thường được kỳ vọng là sóng dịch chuyển mạnh theo xu hướng tăng và tạo ra nhiều lợi nhuận, nên dĩ nhiên nó sẽ được chú ý nhất. Theo lý thuyết Elliott thì Sóng 3 thường mở rộng 1.618, thậm chí 2.618 lần độ dài của Sóng 1.

Nắm vững ba quy tắc đếm sóng để xác định Sóng 3 chính xác nhất. Trong đó hai quy tắc quan trọng hơn là “Sóng 3 không phải là sóng ngắn nhất” và “Điểm điều chỉnh thấp nhất của Sóng 2 không được thấp hơn điểm bắt đầu của Sóng 1”.

Sử dụng các khung thời gian linh hoạt để có góc nhìn tổng thể và chuẩn xác. Các chỉ báo PTKT thường sẽ ít bị nhiễu hơn các khung thời gian dài, mô hình sóng Elliott cũng không ngoại lệ.

Sóng 3 rất hấp dẫn bởi sự tăng giá nhanh và mạnh. Nhưng để kiểm soát được cảm xúc để xác định điểm mua không hề dễ dàng. Nhà đầu tư cần kiên nhẫn trong thời điểm kết thúc Sóng 2, chờ tín hiệu đảo chiều và ghi nhớ quy tắc “Điểm điều chỉnh thấp nhất của Sóng 2 không được thấp hơn điểm bắt đầu của Sóng 1”. Ngoài ra, sự gia tăng mạnh của khối lượng giao dịch cũng là một tín hiệu xác nhận quan trọng của việc bắt đầu vào Sóng 3.

Các mô hình sóng Elliott chuyên sâu.

Các mô hình sóng chủ.

Mô hình sóng Impulse.

Mô hình Impulse có thể hiện diện ở các Sóng 1, 2, 3, 4, 5, A, B, C Elliott. Nó bao gồm 5 sóng. Trong đó các sóng 1, 3 và 5 lại chứa các sóng nhỏ hơn với cấu trúc theo mô hình Impulse và có độ dài xấp xỉ nhau, còn các sóng 2 và 4 sẽ theo các mô hình sóng điều chỉnh trong lý thuyết sóng Elliott.

mô hình sóng chủ impulse - thuvienchungkhoan
Ảnh: minh họa mô hình Impulse trên các sóng 1, 3, 5, A, C Elliott. Nó cũng có thể xuất hiện trên Sóng 2, 4 hoặc B.

Quy tắc của mô hình Impulse:

  • Sóng 2 không dài hơn và không vượt quá xuống dưới so với sóng 1.
  • Sóng 3 không là sóng ngắn nhất.
  • Sóng 4 không xuống chạm vào phạm vi của sóng 1.
  • Nếu sóng 5 không phải là sóng mở rộng thì sóng 3 là sóng có xung lượng lớn nhất.
  • Sóng 5 phải vượt quá điểm cuối của sóng 3.
  • Các sóng 2 và 4 có thể có cấu trúc của các mô hình điều chỉnh bất kỳ.

Mô hình sóng Extention.

Theo lý thuyết sóng Elliott, các sóng tăng trong xu hướng chính là Sóng 1, Sóng 3 và Sóng 5. Ba sóng này đều có thể mở rộng ra các mẫu hình có nhiều sóng nhỏ bên trong (thường là 5 sóng) và có thể lặp lại nhiều lần với các sóng nhỏ hơn nữa.

Theo thống kê thì thường là Sóng 3 trong mẫu hình sóng Elliott sẽ có xác xuất mở rộng nhiều nhất. Còn Sóng 1 và Sóng 5 thường dao động theo cấu trúc đơn giản và có xu hướng cân bằng với nhau.

Mô hình sóng chủ Extention - thuvienchungkhoan
Ảnh: mô hình sóng mở rộng trong Sóng 3 Elliott

Các sóng mở rộng sẽ có cấu trúc tương tự các sóng động lực. Ngoài Sóng 3 thì các các sóng A và C cũng có xác suất cao sẽ xuất hiện sóng mở rộng ở bên trong.

Mô hình sóng Diagonal Triangle.

Mô hình này trong lý thuyết sóng Elliott đặc trưng bởi dấu hiệu, khi ta nối các đỉnh và đáy của các bước sóng để tạo thành đường xu hướng thì thì chúng sẽ tạo nên hình tam giác, và nhìn hơi chéo.

Mô hình sóng Diagonal Triangle - thuvienchungkhoan
Ảnh: Mô hình sóng tam giác chéo trong lý thuyết Elliott.

Có 2 loại mô hình tam giác chéo phân chia dựa trên cấu trúc của sóng, cụ thể:

  • Mô hình Leading Diagonal Triangle
  • Mô hình Ending Diagonal Triangle

Cả hai mô hình sóng Leading và Ending Diagonal thường hay xuất hiện ở các chu kỳ ngắn hạn như khung ngày và là tín hiệu cho sự thay đổi mạnh về xu hướng giá. Còn nếu xem xét sóng Elliott ở các khung dài hạn chúng hiếm khi được thấy.

Mô hình Leading Diagonal Triangle.

Mô hình Leading Diagonal thường nằm trong Sóng 1 Elliott hoặc Sóng A Elliott. Cấu trúc của mô hình này gồm 5 sóng, trong mỗi sóng lại chia thành 5 sóng nhỏ hơn (phân biệt với Ending Diagonal chỉ có 3 sóng).

Mô hình sóng Leading Diagonal Triangle lại được chia thành 2 dạng nhỏ hơn:

  • Leading Diagonal Contracting:  hai đường nối các điểm cuối của sóng 1 với sóng 3 và sóng 2 với sóng 4 có xu hướng hội tụ.
  • Leading Diagonal Expanding: hai đường nối các điểm cuối của sóng 1 với sóng 3 và sóng 2 với sóng 4 có xu hướng phân kỳ.
Mô hình Leading Diagonal Triangle
Ảnh: 2 loại mô hình sóng Leading Diagonal
Mô hình Ending Diagonal Triangle.

Mô hình Ending Diagonal nằm trong Sóng 5 Elliott hoặc sóng C Elliott. Cấu trúc của mô hình này cũng gồm 5 sóng nhỏ hơn, trong mỗi sóng lại chia thành 3 sóng nhỏ hơn nữa (phân biệt với Leading Diagonal có 5 sóng).

Mô hình Ending Diagonal Triangle
Quy tắc chung của hai mô hình sóng Leading và Ending Diagonal Triangle.
  • Mô hình sẽ bao gồm 5 sóng.
  • Sóng 3 không được là sóng ngắn nhất.
  • Sóng 4 và Sóng 1 chéo nhau, tức là đáy của Sóng 4 đi vào biên độ của Sóng 1.
  • Đáy của Sóng 4 phải cao hơn điểm khởi nguồn của Sóng 3.
  • Các sóng 1,3,5 có cấu trúc bên trong theo cấu trúc sóng chủ (mô hình Impulse).

Mô hình sóng Failure or Truncated 5th.

Mẫu hình sóng Elliott này có cấu trúc của mô hình sóng động lực trong đó Sóng 5 không được vượt qua khỏi Sóng 3. Trong một vài trường hợp khi Sóng 5 vượt qua Sóng 3 nhưng ở mức không đáng kể thì vẫn được phân vào dạng mẫu hình này.

Mô hình này thể hiện xu hướng yếu và thị trường sẽ nhanh chóng đảo chiều theo xu hướng ngược lại.

Còn lại các Sóng 1, 2 và 4 sẽ tuân theo cấu trúc cơ bản của mô hình sóng động lực.

Thường Mô hình sóng chủ Failure or Truncated 5th sẽ chỉ xuất hiện bên trong Sóng 5 Elliott và sóng C Elliott. 

Mô hình sóng Failure or Truncated 5th.

Mô hình sóng điều chỉnh.

Mô hình sóng ZigZag.

Mô hình sóng ZigZag thường được thấy ở sóng A, X hoặc sóng 2 Elliott. Nó cũng có thể được thấy ở sóng B, đóng vai trò là một phần của mô hình Flat, mô hình tam giác hoặc cũng có thể xuất hiện ở sóng 4. Nó là loại cấu trúc sóng điều chỉnh thông thường nhất và là tín hiệu cho sự đảo chiều nhanh.

Mô hình sóng ZigZag.

Cấu trúc của mô hình Zigzag có thể tự mở rộng thành Double hoặc Triple ZigZag (2 hoặc 3 lần zigzag) nhưng hiện tượng này khá là hiếm thấy.

Quy tắc của mô hình:

  • Gồm có 3 sóng.
  • Sóng A và Sóng C là các sóng động lực, Sóng B là sóng điều chỉnh.
  • Sóng B hồi không vượt quá 61.8% so với Sóng A.
  • Sóng C phải vượt quá điểm cuối của Sóng A.
  • Sóng C có độ dài tối thiểu bằng sóng A.

Mô hình sóng Triangle.

Mô hình sóng Triangle (tam giác) gồm 5 sóng và mang theo xu hướng điều chỉnh. Nó được thấy ở các sóng 4, B, X và không bao giờ xuất hiện ở Sóng 2 hoặc Sóng A.

Mô hình sóng Triangle.

Mô hình Triangle được chia thành 4 dạng:

  • Contracting Triangle – Hội tụ.
  • Expanding Triangle – Mở rộng.
  • Ascending Triangle – Hướng lên.
  • Descending Triangle – Hướng xuống.

Quy tắc của mô hình:

  • Bao gồm 5 sóng.
  • Sóng A và Sóng D có chiều chéo nhau.
  • Sóng D không được vượt quá điểm khởi đầu của Sóng C.
  • Sóng C không là sóng ngắn nhất.
  • Cấu trúc bên trong có dạng điều chỉnh.
  • Trong mô hình Contracting Triangle: Sóng A dài nhất và Sóng E ngắn nhất.
  • Trong mô hình Expanding Triangle: Sóng A ngắn nhất và Sóng E dài nhất.
  • Hình dạng các Triangle thường giống hình Cái Nêm.

Mô hình sóng Flat.

Mô hình sóng Flat là mô hình sóng điều chỉnh thể hiện xu hướng sideways. Trong mô hình, sóng A và B tuân theo các mô hình điều chỉnh, trong khi sóng C sẽ tuân theo mô hình sóng chủ. Flat là dạng cấu trúc sóng điều chỉnh rất phổ biến của lý thuýet và thường được thấy ở sóng B hoặc sóng 4 Elliott.

Mô hình sóng Flat.

Quy tắc của mô hình:

  • Gồm có 3 sóng.
  • Sóng A và B theo cấu trúc của mô hình điều chỉnh, sóng C theo mô hình sóng chủ.
  • Sóng B phải hồi vượt quá 61.8% so với sóng A.
  • Sóng B thường phải hồi hoàn toàn đến điểm cuối cùng của sóng chủ trước đó.
  • Sóng C không vượt qua điểm cuối cùng của sóng A.
  • Sóng C dài tối thiểu bằng sóng A.

Trên đây là toàn bộ bài viết trình bày các vấn đề liên quan đến sóng Elliott trong trường phái phân tích kỹ thuật. Nếu bạn đọc có thắc mắc cần giải đáp thì có thể liên hệ trực tiếp hoặc để lại lời nhắn qua google form bên dưới.

Có thể bạn muốn đọc:

  • Đường EMA và cách sử dụng trong PTKT.
  • Chỉ báo RSI trong phân tích kỹ thuật.
  • Hướng dẫn xác định thời điểm mua bán cổ phiếu theo dòng tiền.
  • Khóa học đầu tư chứng khoán cho người mới.

Thuộc chủ đề:Phân tích kỹ thuật

Sidebar chính

Liên hệ

Nguyễn Chiến

Nhiệt tình, chân thành.

Tư vấn và đào tạo chứng khoán .

Mobile/Zalo/Telegram: 0969 005 123

Email:thuvienchungkhoan.vn@gmail.com



Tư vấn đầu tư chứng khoán.

Thư Viện Chứng Khoán cộng tác với những công ty chứng khoán hàng đầu như:

  • VnDirect
  • Mirae Asset Securities
  • VPS Securities.
  • Vpbannk Securities.

Chúng tôi đưa đến cho khách hàng trải nghiệm vượt trội và định hướng đúng đắn khi đầu tư chứng khoán.

Liên hệ tư vấn


Nhóm chat chứng khoán

Hiện tại mình đang có quản lý 1 nhóm chat trên ứng dụng Zalo. Để đảm bảo chất lượng hoạt động của nhóm thì mỗi thành viên tham gia nên chia sẻ thông tin cá nhân. Mình sẽ dựa vào thông tin bạn cung cấp để mời vào nhóm phù hợp.

Quan điểm chung của nhóm là Tập trung vào phân tích giá trị cốt lõi của doanh nghiệp trên cơ sở timing dòng tiền để tìm kiếm điểm mua vào phù hợp.

Điều kiện tham gia: Không giới hạn, miễn là điền đầy đủ thông tin.

Lợi ích khi tham gia:
 - Mọi người trao đổi với nhau thoải mái theo định hướng chung
 - Nếu là khách hàng của mình, mình sẽ hỗ trợ ib riêng nếu cần
-  Được mời tham gia Offline khi nhóm có quỹ đạo hoạt động ổn định và vui vẻ

Trân trọng,

Đăng ký ngay


CÁC TOPIC CHÍNH

Bảng giá và Giao dịch

Cách xem bảng giá chứng khoán

Các loại lệnh chứng khoán

Thời gian giao dịch và các phiên khớp lệnh

Giá tham chiếu và cách tính

Giá trần giá sàn và biên độ dao động

Chu kỳ thanh toán T+2

Mở tài khoản.

Hướng dẫn mở tài khoản đầy đủ, chi tiết.

Hệ thống các công ty chứng khoán ở Việt Nam.

Nên mở tài khoản ở đâu tốt nhất?

Khái niệm quan trọng.

Mệnh giá cổ phiếu, Cổ phiếu quỹ và Số lượng cổ phiếu đang lưu hành.

Thị trường chứng khoán sơ cấp và thứ cấp.

Cổ tức và cách tính cổ tức.

Ngày giao dịch không hưởng quyền.

Ngày đăng ký cuối cùng.

Phí giao dịch và thuế.

Chỉ số giá thị trường.

VN-Index và HNX-Index.

VN30 và HNX30.

Phái sinh.

Chứng khoán phái sinh là gì và cách mở tài khoản.

Chứng quyền.

Chứng quyền có bảo đảm trong chứng khoán.

Trái phiếu.

Trái phiếu là gì ? Đặc điểm và phân loại trái phiếu.



5 bước học chứng khoán - thư viện chứng khoán

Copyright © 2023 by Chien Nguyen | Privacy Policy