Thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay đang có khoảng gần 100 công ty chứng khoán. Vậy nên mở tài khoản chứng khoán ở đâu là tốt nhất?. Bài viết này mình sẽ tập trung phân tích các tiêu chí để nhà đầu tư có thể lựa chọn được công ty chứng khoán tốt và phù hợp với nhu cầu. Việc này cũng rất quan trọng vì sẽ ảnh hưởng đến quá trình giao dịch và tâm lý đầu tư sau này. Bài phân tích sẽ dựa trên các tiêu chí như:
- Đánh giá thị phần môi giới
- Thương hiệu và sự uy tín
- Vốn điều lệ
- Phí giao dịch và dịch vụ
- Một số lời khuyên dành cho bạn
Để có thể lựa chọn được một nơi “chọn mặt gửi vàng”, ban có thể tham khảo bài viết này với 5 tiêu chí quan trọng dưới đây.
Tiêu chí 1: Thị phần môi giới.
Một công ty chứng khoán có thị phần môi giới lớn đồng nghĩa với việc công ty đó có rất nhiều ưu điểm như:
- Thương hiệu lâu năm.
- Vốn điều lệ lớn.
- Phí giao dịch cạnh tranh.
- Nền tảng hệ thống công nghệ tốt.
- Đội ngũ nhân sự chất lượng cao…
Tiêu chí thị phần có thể trồi sụt theo từng kỳ đánh giá như quý, nửa năm hoặc một năm. Một số công ty có thể bứt phá trên bảng xếp hạng trong thời gian ngắn do tung ra chính sách nóng. Hệ lụy của việc này là hệ thống giao dịch và dịch vụ của công ty đó có thể không theo kịp, dẫn tới tình trạng bị “sập cục bộ”.
Tuy nhiên, về lâu về dài, công ty nào càng hoàn thiện hệ thống công nghệ, dịch vụ và có chính sách tốt thu hút khách hàng cũng như thu hút nhân tài thì thị phần môi giới sẽ từng bước được mở rộng.
Năm 2020 chứng kiến sự bứt phá mạnh mẽ của Công ty CP chứng khoán VPS. Công ty này đã tăng vốn điều lệ lên 3,500 tỷ, đứng thứ 3 trên thị trường, chỉ sau Mirae Asset và SSI. Đồng thời VPS cũng vươn lên bỏ qua HSC để xếp vị trí thứ 2 trong top 10 thị phần môi giới HOSE trong quý 4/2020 và xếp thứ 3 trong cả năm 2020.

Ảnh: Top 10 công ty chứng khoán có thị phần môi giới lớn nhất sàn HOSE quý 4/2020

Ảnh: Top 10 công ty chứng khoán có thị phần môi giới lớn nhất sàn HOSE năm 2020
Với việc đầu tư cơ sở vật chất, đưa ra các chính sách dành cho khách hàng cực kỳ ưu việt, việc phát triển mạnh mẽ của VPS là điều tất yếu. Theo mình vị trí top 1 thị phần sẽ là VPS chỉ là vấn đề thời gian. Nếu bạn là người có công việc bận, không có thời gian và muốn mở tài khoản online thì VPS là một lựa chọn ổn. Bằng công nghệ eKYC, việc mở tài khoản sẽ hoàn thành chỉ trong vòng 5 phút và hoàn toàn online. Bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Hướng dẫn mở tài khoản chứng khoán VPS Securities.
Nếu bạn vẫn còn thắc mắc cần tư vấn về mở tài khoản hoặc cần người hỗ trợ định hướng đầu tư, đào tạo kiến thức cà trước và sau khi mở tài khoản thì có để lại thông tin theo form dưới đây. Mình sẽ liên hệ sớm nhất để hỗ trợ.
Tiêu chí 2: Nên mở tài khoản chứng khoán ở đâu dựa trên thương hiệu và sự uy tín.
Thời gian hoạt động, thị phần môi giới, trải nghiệm của khách hàng chính là những yếu tố tạo nên thương hiệu và sự uy tín của một công ty chứng khoán. Điều tất yếu rằng khách hàng sẽ yên tâm hơn khi để một số lượng tiền lớn của mình vào một đơn vị có tên tuổi trên thị trường như các công ty nằm trong top đầu thị phần (VPS, SSI, MAS, HSC, VCSC, VNDS, …). Công ty con của ngân hàng hoặc công ty bảo hiểm cũng sẽ có thương hiệu nhất định (TCBS, VCBS, BVSC, ACBS, FPTS, …)
Ảnh: Công ty chứng khoán top 10 thị phần (bên trái) và Các công ty chứng khoán của Ngân hàng hoặc các định chế tài chính quốc tế
Về cơ bản, bạn chỉ cần lựa chọn một trong top 10 công ty hàng đầu trên thị trường để mở tài khoản là được. Tuy nhiên chúng ta biết rằng trong giá của sản phẩm dịch vụ luôn luôn bao gồm giá của thương hiệu. Ở đây chính là phí giao dịch chứng khoán và các dịch vụ kèm theo. Công ty lâu năm, có thương hiệu thường sẽ có phí đắt hơn các công ty khác.
Tiêu chí 3: Vốn điều lệ.
Vốn điều lệ là tiêu chí rất quan trọng khi chúng ta trả lời câu hỏi “Nên mở tài khoản chứng khoán ở đâu tốt nhất?”
Đây là tiêu chí liên quan đến định hướng hoạt động của công ty chứng khoán. Công ty có vốn điều lệ càng lớn thì chứng tỏ họ đang cam kết với thị trường rằng họ có chiến lược phát triển dài hạn và kinh nghiệm quản lý vượt trội.
Mặt khác, dựa trên nguồn vốn dồi dào, công ty chứng khoán có thể đầu tư mạnh tay vào nền tảng cơ sở vật chất. Qua đó sẽ thu hút được nhân sự cũng như khách hàng lớn. Tất cả những yếu tố này sẽ tạo nên sự bền vững cho công ty chứng khoán. Vậy rõ ràng việc “chọn mặt gửi vàng” vào các công ty có vốn điều lệ lớn sẽ tốt hơn.
Việt Nam hiện có khoảng gần 100 công ty chứng khoán nhưng chỉ có 24 công ty có vốn điều lệ trên 1000 tỷ đồng. Một điều hiển nhiên rằng, những công ty chứng khoán có vốn điều lệ lớn nhất, vốn chủ sở hữu và dư nợ cho vay lớn nhất cũng là những công ty nằm trong top thị phần môi giới.
Hiện nay, công ty chứng khoán giữ vị trí top 1 vốn điều lệ là VnDirect với 42750 tỷ đồng. Các vị trí tiếp theo lần lượt thuộc về SSI, MAS và VPS.
Tiêu chí 4: Phí giao dịch và dịch vụ.
Một sự tỷ lệ thuận “tương đối” rằng công ty chứng khoán có phí giao dịch cao thì dịch vụ sẽ tốt. Còn công ty tầm trung thường có phí thấp để thu hút khách hàng quan tâm phí giao dịch chứng khoán. Điều đó đúng trong một số trường hợp.
Một số công ty sẵn sàng đánh đổi lợi nhuận để chiếm lĩnh thị phần, chẳng hạn như VPS. Trên thực tế họ đã thành công với vị trí top 1 thị phần môi giới hiện nay.

Ảnh: Biểu phí và phí margin của các công ty chứng khoán hàng đầu
Theo bảng thống kê ở trên ta có thể thấy nếu khách hàng là nhà đầu tư mới có số vốn dưới 100 triệu thì VPS có thể là lựa chọn không tồi. Các công ty còn lại đa phần khá cao, thường khoảng 0.3%.
Một số công ty chứng khoán kể cả công ty lớn có thêm cả chính sách phí thấp cho khách tự chơi mà không có sự hỗ trợ của Nhân viên môi giới. Điều này rất KHÔNG NÊN đối với những người chơi mới. Vì lĩnh vực chứng khoán cần khối lượng kiến thức rất lớn. Nếu bạn tự tìm hiểu tự chơi sẽ mất rất nhiều thời gian và rủi ro thua lỗ cũng sẽ rất cao.

Ảnh : Bảng so sánh phí giao dịch của 5 công ty chứng khoán lớn nhất
Vậy nên mở tài khoản chứng khoán ở đâu là tốt nhất? – Một số lời khuyên dành cho bạn.
Mối khách hàng khi tham gia đầu tư sẽ có tiêu chí khác nhau để chọn nơi mở tài khoản. Sau đây sẽ là một vài gợi ý từ Thư Viện Chứng Khoán, hy vọng sẽ hữu ích cho bạn:
- Nếu khách hàng cá nhân mới tham gia và có vốn ban đầu dự kiến dưới 1 tỷ VND thì nên lựa chọn các công ty trong top 10 có phí giao dịch thấp và được hỗ trợ từ môi giới như VPS, MAS, KIS
- Nếu khách hàng cá nhân mới tham gia và có vốn ban đầu trên 5 tỷ VND. Lúc này bạn là khách VIP và phí mặc định là 0.15% với đầy đủ hỗ trợ. Các lựa chọn hàng đầu sẽ là SSI, VPS, HSC, MAS, VNDS
- Nếu khách hàng ưu tiên giao dịch ký quỹ (margin) cộng thêm phí thấp thì lựa chọn tốt nhất sẽ là VPS, MAS, VCSC, KIS
- Nếu khách hàng không vay margin, không quan tâm phí thì SSI và HSC là lựa chọn hàng đầu. Hai công ty này đã khẳng định thương hiệu từ lâu, thích hợp với khách đầu tư tăng trưởng. Tuy nhiên, bạn cần phải có một môi giới đồng hành thích hợp cho loại trường phái đầu tư này.
- Nếu khách hàng ưu tiên mở tài khoản chứng khoán trực tiếp tại nơi gần nhất thì có thể tham khảo bài viết: Hệ thống các công ty chứng khoán ở Việt Nam để tìm văn phòng hoặc chi nhánh công ty chứng khoán gần nhất.
- Nếu khách hàng ở tỉnh xa hoặc không có nhiều thời gian rảnh thì mở tài khoản chứng khoán online là lựa chọn tốt. Hiện nay các công ty chứng khoán đã áp dụng công nghệ định danh eKYC vào việc mở tài khoản nên khách hàng hoàn toàn yên tâm về sự an toàn cũng như tính pháp lý. Bài viết tham khảo: Mở tài khoản chứng khoán online có hợp pháp?
- Nếu khách hàng là tổ chức, muốn huy động vốn qua công ty chứng khoán với chi phí cạnh tranh thì MAS là lựa chọn số 1. Mức lãi suất cụ thể sẽ được đàm phán dựa trên độ lớn của thương vụ.
- Nếu khách hàng là tổ chức muốn được tư vấn IPO kèm huy động vốn bằng cách chào bán cho quỹ ngoại thì lựa chọn tốt nhất chính là VCSC, SSI và HSC.
Để trả lời câu hỏi : “Nên mở tài khoản chứng khoán ở đâu là tốt nhất?”. Trên đây là bài phân tích của mình dựa trên các tiêu chí và số liệu cụ thể được công bố trên website của các công ty chứng khoán hoặc ủy ban chứng khoán nhà nước. Nếu các bạn có vấn đề thắc mắc cần giải đáp thì có thể liên hệ trực tiếp hoặc để lại lời nhắn bên dưới.