Nếu bạn không phải là nhà đầu tư mới toanh, thì đa phần sẽ biết đến dịch vụ margin của các công ty chứng khoán. Có một nhánh khác của hoạt động ký quỹ này, được gọi với khái niệm “kho chứng khoán”. Vậy thực chất kho chứng khoán là gì? Cách thức hoạt động của nó ra sao? Lời khuyên của mình trong trường hợp này là gì? Hãy cùng tìm hiểu bài viết nhé.
Còn nếu bạn là nhà đầu tư đã có kinh nghiệm, đã hiểu rõ cái được và mất của viêc đánh kho chứng khoán và đang tìm kiếm thông tin một đầu mối kho uy tín thì vui lòng liên hệ mình nhé, mình sẽ giới thiệu cho bạn.
Kho chứng khoán là gì?
Các cụm từ truy vấn tương tự: “Đánh kho là gì?”. “Đánh kho trong chứng khoán là gì?”. “Vay kho chứng khoán”
Trước khi đề cập đến khái niệm kho hàng chứng khoán. Chúng ta cùng nhắc lại dịch vụ ký quỹ (margin), được sử dụng khi đầu tư chứng khoán. Mình đã có bài viết trình bày chi tiết về vấn đề này, bạn có thể tham khảo nhé.
Xem thêm: Margin là gì? Hướng dẫn sử dụng margin để tối ưu lợi nhuận.
Nói ngắn gọn thì margin là hình thức các công ty chứng khoán cho nhà đầu tư vay tiền để mua cổ phiếu với mức lãi suất xác định và các mã cổ phiếu phải đạt quy định mới được cho vay.
Tỷ lệ margin + Tỷ lệ cho vay = 100% giá trị của lô cổ phiếu.
Ví dụ: Bạn mua 1000 cp HPG giá 23,000 đ/cp. Giá trị của lô này là 23 triệu đồng. Giả sử CTCK bạn đang dùng cung cấp tỷ lệ margin cho HPG là 50%, thì bạn chỉ cần có 11.5 triệu đồng để mua được lô cổ phiếu HPG đó. CTCK sẽ cho bạn vay phần còn lại.
Khái niệm “Kho chứng khoán” bản chất nó là cho vay ký quỹ. Nhưng hình thức này không có nhiều hạn chế như dịch vụ margin. Danh sách cổ phiếu được vay là không hạn chế và tỷ lệ cho vay cũng sẽ rất cao. Và đương nhiên lãi suất của nó cũng sẽ cao hơn nhiều.
Quay lại ví dụ trên, nếu bạn sử dụng kho chứng khoán để mua lô HPG 23 triệu kia thì bạn chỉ cần đặt cọc khoảng 6 triệu đồng.
Một điểm khác nữa là khi sử dụng dịch vụ kho chứng khoán, ngoài vay tiền để tăng sức mua, nhà đầu tư có thể vay cả cổ phiếu để bán khống.
Hình thức mua bán qua kho chứng khoán là thỏa thuận dân sự giữa nhà đầu tư và bên cung cấp dịch vụ kho (có thể là CTCK hoặc môi giới).
Cách thức hoạt động của hình thức kho chứng khoán.
Như đã nói ở trên, việc mua bán thông qua kho hàng chứng khoán thực chất là giống với nghiệp vụ cho vay margin. Tuy nhiên, các giới hạn là không có nhiều, đồng nghĩa với rủi ro mà nhà đầu tư phải chịu cũng rất lớn.
Danh mục cho vay mở rộng.
Phụ thuộc vào thỏa thuận giữa 2 bên. Các kho có thể cho nhà đầu tư vay tiền để mua những mã chứng khoán bất kỳ mà nhà đầu tư đánh giá là tiềm năng. Điều này không thể thực hiện được khi vay margin. Bởi danh mục chứng khoán ký quỹ vốn được quy định chặt chẽ với rất nhiều tiêu chí từ Sở và Công ty chứng khoán.
Tỷ lệ cho vay cao
Điều này cũng là một trong những nguyên nhân mà nhiều nhà đầu tư tìm đến các kho. Tỷ lệ cho vay thường là rất cao so với các công ty chứng khoán, lên tới 75 – 80%.
Nhà đầu tư phải giao dịch gián tiếp thông qua đại diện của kho chứng khoán.
Cách thức vận hành của kho cũng tương tự như khi giao dịch có vay margin. Tuy nhiên, nếu sử dụng kho thì nhà đầu tư phải đặt lệnh mua/bán thông qua một đầu mối đại diện của kho.
Đầu tiên giữa 2 bên sẽ thỏa thuận sức mua mà nhà đầu tư cần là bao nhiêu và bên kho sẽ thông báo các chính sách và điều kiện ràng buộc như thế nào. Cụ thể:
- Tỷ lệ cọc.
- Tỷ lệ yêu cầu nhà đầu tư phải bổ sung cọc.
- Tỷ lệ bán giải chấp.
- Lãi suất
- Các loại phí khác nếu có.

Sau đó, nhà đầu tư phải chuyển phần tiền cọc cho người đại diện thông qua chuyển khoản ngân hàng. Ví dụ bạn chuyển 20 triệu thì sức mua sẽ nhảy lên 100 tiệu, bạn vay 80 triệu của kho với lãi suất thỏa thuận. Việc này cũng cần sự tin tưởng nhất định giữa 2 bên.
Tiếp theo là nhà đầu tư đặt lệnh mua/bán bằng cách trao đổi với người đại diện kho. Có thể gọi điện hoặc nhắn tin hoặc email,…
Giữa 2 bên có thể nối liên lạc liên tục để cập nhật tình hình khớp lệnh mua/bán diễn ra như thế nào. Cuối ngày bên kho có thể gửi bản báo cáo cập nhật cho nhà đầu tư.
Lời khuyên của mình.
Khi sử dụng Kho chứng khoán, bản chất là bạn đang khuếch đại sức mua của mình. Và sức mua đó được đánh đổi bằng các rủi ro như sau:
- Rủi ro bị lừa: Vốn chỉ là thỏa thuận dân sự giữa 2 bên và không được pháp luật bảo hộ, cũng như không được UBCKNN cho phép. Nhất là khi bên Kho đã có ý định xấu từ trước thì khả năng nhà đầu tư mất trắng là rất cao. Vì vậy nếu thực sự bạn muốn đặt cược, hãy tìm một địa chỉ mà bạn có thể tin tưởng.
- Nếu không bị lừa, thì bản chất ván bài mà bạn mua chứng khoán bằng tiền của người khác với tỷ lệ siêu cao cũng là một rủi ro mà đôi khi bạn chưa thể lường hết được. Với các mã bên sàn Upcom có biên độ dao động +/- 15% và thông tin về doanh nghiệp không đầy đủ sẽ là một sợi dây rất nhỏ để bạn có thể bước đi trên đó.
Vì vậy, nếu không tự tin về khả năng định giá cổ phiếu hoặc chỉ đặt cược theo thông tin “game” mà bạn không phải là người chơi chính, thì tốt nhất bạn nên tránh xa margin chứ chưa nói đến kho chứng khoán.
Và cách nhanh nhất để bạn trở nên cứng cáp như một nhà đầu tư lâu năm là đi học. Một khóa học chứng khoán tâm huyết của mình là một lựa chọn không tồi.
Tuy nhiên nếu bạn tự tin về mã cổ phiếu mình chọn và muốn sử dụng đòn bẩy để gia tăng lợi nhuận thì cũng có thể cân nhắc sử dụng. Và việc tìm một kho chứng khoán uy tín và có tiềm lực mạnh là điều cần thiết. Nếu bạn có nhu cầu thì mình có thể giới thiệu cho bạn. Vui lòng liên hệ nhé.
Trên đây là toàn bộ bài viết trình bày về các vấn đề liên quan đến khái niệm kho chứng khoán. Hi vọng sẽ là những thông tin hữu ích cho các bạn. Nếu có vấn đề thắc mắc, bạn có thể liên hệ hoặc để lại lời nhắn cho mình qua google form tại đây nhé.
Có thể bạn muốn đọc thêm: