• Bỏ qua primary navigation
  • Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar

Thư Viện Chứng Khoán

Đồng hành cùng bạn trên thị trường chứng khoán

  • Giới thiệu
  • Kiến thức chứng khoán
    • Khái niệm cơ bản
    • Các loại chỉ số
    • Giao dịch và thanh toán
    • Các loại thuế và phí
    • Cổ tức
    • Chứng khoán phái sinh
    • Chứng quyền
    • Trái phiếu
    • Khóa học chứng khoán
    • Cách mở tài khoản
  • Phân tích chứng khoán
    • Phân tích cơ bản
    • Phân tích kỹ thuật
    • Kinh tế vĩ mô
    • Tra cứu thuật ngữ
      • Ngân hàng
      • Bảo hiểm
      • Logistics
    • Kinh nghiệm đầu tư
  • Tư vấn đầu tư
  • Liên hệ
Thư Viện Chứng Khoán > Blog > Kiến thức chứng khoán > Khái niệm cơ bản > Giá trần giá sàn, biên độ dao động và bước giá chứng khoán.
Giá trần giá sàn, biên độ dao động và bước giá chứng khoán.

Giá trần giá sàn, biên độ dao động và bước giá chứng khoán.

20/03/2020 by Chien Nguyen |

Giá trần giá sàn, bước giá và biên độ dao động giá trong chứng khoán là nhóm khái niệm liên quan mật thiết với nhau. Những khái niệm này nhằm điều hướng thị trường vận hành theo một trật tự nhất định và tránh rủi ro cho nhà đầu tư. Bài viết này sẽ trình bày theo cách ngắn gọn và dễ hiểu nhất tới bạn đọc. Đồng thời mình cũng sẽ làm rõ sự khác nhau của những khái niệm này thể hiện ở 3 sàn HOSE, HNX và UpCom.

Bước giá chứng khoán.

Bước giá chứng khoán được hiểu là khoảng tăng hay giảm trong mức giá khi nhà đầu tư đặt lệnh giao dịch. Quy định về bước giá chứng khoán ở các sàn có thể giống hoặc khác nhau, nhà đầu tư phải tuân thủ quy định nếu muốn đặt lệnh thành công.

Đối với sàn HOSE

Bước giá được quy định khá chi tiết và có tính ứng dụng cao trong việc vận hành thị trường. Có 3 trường hợp:

  • Những cổ phiếu có giá nhỏ hơn 10,000 VND thì bước giá phải chia hết cho 10 VND. Ví dụ giá của 1 cổ phiếu X đang là 6,200 VND thì bạn phải mua bán theo những giá cao hơn như 6,210; 6,230, 6,280… hoặc thấp hơn như 6,190; 6,150; 6,120… Tóm lại là giá bạn đưa ra phải chia hết cho 10 VND.
  • Những cổ phiếu có giá nằm trong khoảng 10,000 – 50,000 VND thì bước giá phải chia hết cho 50 VND. Ví dụ giá cổ phiếu Y là 35,000 thì giá tăng hoặc giảm tối thiểu phải là 35,050 hoặc 34,950 theo thứ tự.
  • Cuối cùng, những cổ phiếu có giá lớn hơn 50,000 VND thì bước giá phải chia hết cho 100 VND.

Đối với sàn HNX và UpCom

Chỉ có 1 quy định duy nhất là bước giá phải chia hết cho 100 VND.

quy định về bước giá chứng khoán - thư viện chứng khoán

Ảnh: Bước giá chứng khoán của các sàn giao dịch

Biên độ dao động giá chứng khoán.

Biên độ dao động giá được hiểu là số phần trăm của giá cổ phiếu có thể tăng hoặc giảm trong 1 phiên giao dịch. Nói cách khác, giá trần và giá sàn của 1 phiên giao dịch bằng giá tham chiếu cộng trừ biên độ dao động.

Sàn HOSE quy định biên độ là 7% trong khi sàn HNX và UpCom là 10% và 15% theo thứ tự. Đây là khái niệm dùng để xác định giá trần giá sàn trong chứng khoán mà chúng ta sẽ tìm hiểu trong phần tiếp theo.

Ví dụ: giá tham chiếu của cổ phiếu X trên sàn HOSE ngày hôm nay là 30,000,000VND. Biên độ dao động 7% là 2,100VND. Giá trần (+7%) sẽ là 32,100,000VND còn giá sàn(-7%) là 28,900,000VND.

quy định về biên độ dao động - thư viện chứng khoán

Ở phiên giao dịch đầu tiên khi một cổ phiếu lên sàn, giá tham chiếu là giá tham chiếu lý thuyết. Giá này được công ty chứng khoán khuyến nghị dựa trên giá cổ phiếu của các công ty cùng ngành đã niêm yết trước đó và được Sở giao dịch đồng ý.

Để tránh tình trạng giá tham chiếu lý thuyết này không được xác đáng nên biên độ dao động cho lần niêm yết đầu này sẽ lớn hơn khá nhiều so với bình thường. Cụ thể, sàn HOSE là 20% trong khi sàn HNX là 30% và sàn UpCom là 40%.

Tìm hiểu thêm: Giá tham chiếu và cách tính

Giá trần giá sàn và cách tính.

Giá trần giá sàn được hiểu là giá cao nhất và giá thấp nhất trong một phiên giao dịch để giới hạn sự dao động của thị trường. Nhà đầu tư không thể mua cao hơn giá trần và bán thấp hơn giá sàn.

Giá trần là mức giá cao nhất trong một phiên giao dịch mà cổ phiếu có thể tăng lên. Nhà đầu tư muốn đặt lệnh mua bán với giá cao nhất cũng chỉ bằng giá trần mà thôi.

Giá trần = Giá tham chiếu + Biên độ dao động.

Tương tự, giá sàn là mức giá thấp nhất trong một phiên giao dịch mà một cổ phiếu có thể giảm. Ta có công thức tính giá trần giá sàn như sau:

Giá sàn = Giá tham chiếu – Biên độ dao động.

Quy tắc làm tròn giá trần giá sàn và biên độ dao động.

Theo quy định thì biên độ dao động của sàn HOSE, HNX và UpCom lần lượt là 7%, 10% và 15%. Vấn đề là khi Giá tham chiếu nhân với biên độ dao động đa phần là sẽ ra số lẻ. Vậy nên chúng ta có quy tắc làm tròn để xử lý vấn đề này.

Chúng ta cùng xem một ví dụ cụ thể. Cổ phiếu BVH trên sàn HOSE với giá tham chiếu là 79.80.

ví dụ về làm trong giá trần giá sàn và biên độ dao động - thư viện chứng khoán

Biên độ dao động của sàn HOSE là 7% tương đương với 5,586. Theo cách tính lý thuyết thì giá trần là 79.80*(1+7%) = 85.386 và giá sàn là 79.80*(1-7%) = 74.214

Giá cổ phiếu BVH lớn hơn 50,000đ nên bước giá mỗi lần nhảy phải chia hết cho 100. Giá trần và giá sàn cũng không ngoại lệ.

Hai giá trị 5.500 và 5.600 là 2 giá trị gần với 5.586 nhất và thỏa mãn chia hết cho 100. Một quy định nữa là giá trị biên độ dao động làm tròn không được lớn hơn giá trị ban đầu. Vậy chỉ có giá trị 5,500 là thích hợp nhất.

Vậy giá trần của cổ phiếu BVH là 79.80+5.500 = 85.3 và giá sàn là 79.80-5.500 = 74.3. Chúng ta thấy hoàn toàn khớp với bảng giá điện tử như trên.

Lưu ý: Cần nhớ những quy tắc làm tròn giá trị biên độ dao động sau:

  • Giá trị biên độ phải phù hợp với quy định bước giá chia hết.
  • Giá tri biên độ làm tròn phải bé hơn giá trị biên độ lý thuyết khi nhân với % biên độ theo quy định của từng sàn.

Trên đây là toàn bộ bài viết trình bày về vấn đề giá trần, giá sàn và biên độ dao động trong chứng khoán. Nếu bạn có vấn đề gì cần hỗ trợ giải đáp thì có thể liên hệ trực tiếp hoặc để lại lời nhắn qua google form tại đây.


Bài viết liên quan:

  • Mệnh giá cổ phiếu, Cổ phiếu quỹ và Số lượng cổ phiếu đang lưu hành
  • Giá tham chiếu và phương pháp tính dễ hiểu nhất.
  • Thời gian giao dịch chứng khoán và các phiên khớp lệnh.
  • Hướng dẫn mở tài khoản chứng khoán VPS nhanh nhất.

Có thể bạn muốn đọc:

  • Hướng dẫn 5 bước tìm hiểu về chứng khoán để trở thành nhà đầu tư chuyên nghiệp
  • Khóa học đầu tư chứng khoán cho người mới
  • Cách mua cổ phiếu hiệu quả và an toàn cho người mới

Thuộc chủ đề:Khái niệm cơ bản, Kiến thức chứng khoán

Sidebar chính

Liên hệ

Nguyễn Chiến

Nhiệt tình, chân thành.

Tư vấn và đào tạo chứng khoán .

Mobile/Zalo/Telegram: 0969 005 123

Email:thuvienchungkhoan.vn@gmail.com



Tư vấn đầu tư chứng khoán.

Thư Viện Chứng Khoán cộng tác với những công ty chứng khoán hàng đầu như:

  • VnDirect
  • Mirae Asset Securities
  • VPS Securities.
  • Vpbannk Securities.

Chúng tôi đưa đến cho khách hàng trải nghiệm vượt trội và định hướng đúng đắn khi đầu tư chứng khoán.

Liên hệ tư vấn


Nhóm chat chứng khoán

Hiện tại mình đang có quản lý 1 nhóm chat trên ứng dụng Zalo. Để đảm bảo chất lượng hoạt động của nhóm thì mỗi thành viên tham gia nên chia sẻ thông tin cá nhân. Mình sẽ dựa vào thông tin bạn cung cấp để mời vào nhóm phù hợp.

Quan điểm chung của nhóm là Tập trung vào phân tích giá trị cốt lõi của doanh nghiệp trên cơ sở timing dòng tiền để tìm kiếm điểm mua vào phù hợp.

Điều kiện tham gia: Không giới hạn, miễn là điền đầy đủ thông tin.

Lợi ích khi tham gia:
 - Mọi người trao đổi với nhau thoải mái theo định hướng chung
 - Nếu là khách hàng của mình, mình sẽ hỗ trợ ib riêng nếu cần
-  Được mời tham gia Offline khi nhóm có quỹ đạo hoạt động ổn định và vui vẻ

Trân trọng,

Đăng ký ngay


CÁC TOPIC CHÍNH

Bảng giá và Giao dịch

Cách xem bảng giá chứng khoán

Các loại lệnh chứng khoán

Thời gian giao dịch và các phiên khớp lệnh

Giá tham chiếu và cách tính

Giá trần giá sàn và biên độ dao động

Chu kỳ thanh toán T+2

Mở tài khoản.

Hướng dẫn mở tài khoản đầy đủ, chi tiết.

Hệ thống các công ty chứng khoán ở Việt Nam.

Nên mở tài khoản ở đâu tốt nhất?

Khái niệm quan trọng.

Mệnh giá cổ phiếu, Cổ phiếu quỹ và Số lượng cổ phiếu đang lưu hành.

Thị trường chứng khoán sơ cấp và thứ cấp.

Cổ tức và cách tính cổ tức.

Ngày giao dịch không hưởng quyền.

Ngày đăng ký cuối cùng.

Phí giao dịch và thuế.

Chỉ số giá thị trường.

VN-Index và HNX-Index.

VN30 và HNX30.

Phái sinh.

Chứng khoán phái sinh là gì và cách mở tài khoản.

Chứng quyền.

Chứng quyền có bảo đảm trong chứng khoán.

Trái phiếu.

Trái phiếu là gì ? Đặc điểm và phân loại trái phiếu.



5 bước học chứng khoán - thư viện chứng khoán

Copyright © 2023 by Chien Nguyen | Privacy Policy