Theo quy định của Luật chứng khoán Việt Nam hiện nay, khi nhà đầu tư khớp lệnh mua bán xong họ vẫn chưa thể có toàn quyền quyết định với số cổ phiếu hoặc tiền của mình. Họ phải đợi vài ngày sau thì số cổ phiếu hoặc số tiền đó mới về tài khoản và có thể giao dịch. Nguyên nhân của việc này là do quy định chu kỳ thanh toán T+1.5. Để hiểu T+1.5 là gì?, tác dụng cũng như ưu nhược điểm của quy định này, mời bạn đọc tham khảo bài viết sau đây.
T+1.5 là gì?
Ngày T+1.5 là ”thời điểm sở hữu hoàn toàn” cổ phiếu hoặc tiền. Đó 1.5 ngày sau khi nhà đầu tư khớp lệnh mua hoặc bán chứng khoán ở ngày T.

Với trường hợp mua cổ phiếu.
Theo quy định của Luật chứng khoán hiện hành, nếu áp dụng chu kỳ thanh toán T+1.5, thì sau 1.5 ngày giao dịch nữa bạn mới thực sự sở hữu số cổ phiếu bạn đã khớp lệnh thành công hôm nay. Giả sử bạn mua cổ phiếu vào Thứ Hai thì đến chiều Thứ Tư bạn mới có thể bán số cổ phiếu đó.
Bạn lưu ý thời gian ở đây sẽ tính theo ngày làm việc, cuối tuần sẽ không được tính. Nên nếu bạn mua cổ phiếu vào Thứ Sáu thì chiều Thứ Ba tuần sau bạn mới thực sự sở hữu và bán số cổ phiếu đó.
Với trường hợp bán cổ phiếu
Nếu trong trường hợp bạn bán cổ phiếu thì hiệu lực của quy định T+1.5 là gì?.
Cũng như trường hợp mua, khi bạn bán cổ phiếu thì trước phiên chiều (13h) của ngày thứ 3 tính từ ngày bán, bạn mới mất quyền sở hữu cổ phiếu.
Tuy nhiên, có một chút khác biệt là ngay từ sáng ngày T+1.5, bạn đã có thể rút tiền hoặc dùng tiền đó để mua cổ phiếu khác mà không mất phí ứng trước. Nguyên nhân là do cơ chế tính “lãi suất qua đêm” giữa các ngân hàng và công ty chứng khoán. Chỉ cần qua đêm là lãi suất đã được xác lập, còn sáng hay chiều không còn quan trọng nữa.
Lý do phải có chu kỳ thanh toán của chứng khoán.
Chắc hẳn sẽ có rất nhiều người thắc mắc tại sao lại cứ phải đợi 1.5 ngày làm việc (T+1.5) mới được quyền mua bán mà không được khớp ngay lập tức?
Lý do là hệ thống cần thời gian để xử lý một khối lượng lớn lệnh giao dịch của 1 ngày giao dịch.
Thị trường chứng khoán Việt Nam đã phát triển được 19 năm (từ năm 2000). Theo thống kê đến nay có khoảng 7 triệu tài khoản được mở và đang giao dịch. Số lệnh giao dịch chứng khoán hằng ngày lên tới con số hàng trăm ngàn, thậm chí là hàng triệu lệnh.

Cũng như hệ thống giao dịch của các ngân hàng hay một số ngành khác, hệ thống giao dịch chứng khoán cũng được xử lý bằng hệ thống máy chủ. Việc vận hành một khối lượng giao dịch rất lớn như trên không hề đơn giản. Việc phát sinh các lỗi kỹ thuật trong giao dịch nếu không được xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng cực kỳ lớn tới thị trường. Và việc sửa chữa, xử lý cần có thời gian. Đây chính là vấn đề cần thiết chúng ta phải áp dụng chu kỳ thanh toán ngày T+.
Tóm lại, chu kỳ thanh toán ngày T+1.5 trong chứng khoán được quy định để tạo khoảng trống về thời gian cho hệ thống xử lý các tác vụ, nhằm đảm bảo cho thị trường được vận hành thông suốt.
Tham khảo chu kỳ thanh toán ở các thị trường trên thế giới.
Chu kỳ thanh toán phổ biến ở các thị trường trên thế giới là T+2. Việt Nam là một trong số ít các thị trường để T+1.5. Thị trường chứng khoán Mỹ là thị trường phát triển bậc nhất thế giới nhưng chu kỳ thanh toán là T+2.
Năm 2010, chu kỳ thanh toán của thị trường Việt Nam là 15h chiều ngày T+3. Đến tháng 9/2012 nó được chuyển lên trước 9h sáng T+3. Như vậy ngày T+3 khách hàng đã có thể bán cổ phiếu thay vì T+4 như trước.
Từ ngày 1/1/2016, áp dụng quy định mới. Theo đó thì chu kỳ thanh toán được rút về 16h30 ngày T+2. Theo quy định này thì cổ phiếu cũng vẫn phải đến T+3 mới bán được nhưng nhà đầu tư có thể bán từ đầu giờ sáng hoặc đặt lệnh từ tối hôm trước. Dĩ nhiên nếu là tiền thì có thể rút sớm hơn vào ngày T+2.
Ngày 29/8/2022, chu kỳ thanh toán ở thị trường chứng khoán Việt Nam rút lại chỉ còn là T+1.5. Đây là nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc đáp ứng các tiêu chí để đưa TTCK từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi.
Trên đây là toàn bộ bài viết trình bày về chu kỳ thanh toán T+1.5 và các vấn đề liên quan khác. Nếu bạn đọc có vấn đề thắc mắc có thể liên hệ trực tiếp hoặc để lại lời nhắn qua google form tại đây.
Series bài biết có liên quan:
- Ngày giao dịch không hưởng quyền và cách tra cứu.
- Ngày đăng ký cuối cùng và cách tra cứu.
- Cách xem bảng giá chứng khoán.
- Thời gian giao dịch chứng khoán và các phiên khớp lệnh.
Có thể bạn quan tâm: